VNnail.com_ky_thuat_dap_mong_bot
Móng nhũ_glitter nail

Kỹ thuật đắp móng bột: Hỏi & Trả lời

Kỹ thuật Buffering (làm láng móng) như thế nào thì đẹp và tốt nhất?

Trước hết bạn nên chú ý mài đều các cạnh bén, gồ ghề (nếu có) của Buffer để khi thao tác êm tay, không làm khách khó chịu. Bí quyết Buffing là: khi buffing cần nắm chắc hai bên hông móng tay khách; khi chà móng qua lại nhớ đặt cạnh buffer gần cuticle. Khi buffing, để tránh làm khách xước da hay tổn thương lưu ý dùng tay của mình kéo da hai bên móng của khách xuống một cách nhẹ nhàng và khéo léo. Cách đánh buffer đúng kỹ thuật là: đánh dọc theo 2 bên hông móng + đánh cuối đầu móng + mài đều chung quanh viền móng. Kết quả cần phải: móng tay khách láng, không thấy lằn hay sọc khi sơn móng về sau.

Khi dùng giũa máy (electric file) bị khách than phiền “complain” tay họ bị đau, nóng, có hiện tượng có dấu lằn trên móng, xin hỏi vì sao ? Cách làm hoàn thiện nhất?

Để giảm thiểu độ rung động khi giũa máy, thợ nên lưu ý phải cầm nắm thật vững vàng hai bên hông phần ngón tay khách cần dũa móng, chú ý phải tựa đầu ngón tay của thợ ở dưới phần đầu ngón tay của khách, như vậy sẽ giảm được tối đa tác động rung động móng của khách khi thao tác giũa máy. Đối với móng thật, thường hiện tượng nóng móng và hậu quả có dấu lằn trên móng, hay xảy ra khi thợ thực hiện công đoạn giũa sạch lớp da dư và chất dầu xung quanh cuticle, lúc đó thợ sẽ chạy đầu giũa nằm khá bằng trên màng móng bằng những thao tác hình cung lớn, từ phải chạy sang trái. Làm không khéo hoặc đè mạnh tay khách thái quá hay chúc đầu giũa quá sẽ làm móng nóng và có khả năng để dấu lằn lại trên móng của khách. Với móng giả (bột Acrylic/gel), các Bạn cần cho đầu bào lướt trên bề mặt móng và thay đổi vị trí liên tục. Tránh ấn đầu bào quá mạnh, ko thay đổi vị trí  tạo ra ma sát làm nóng móng.

Những điều nên làm và không nên làm khi  đắp bột Acrylic Nails ?

Làm móng bột luôn thịnh hành và phổ biến trong nghề nails dù ở trong bất cứ mùa kinh doanh nào. Dưới đây là những điều nên làm và không nên làm khi thực hiện Acrylic Nails mà chúng ta cần nắm rõ:

+ Những điều nên làm:

Trong mùa hè, bột và nước (để làm acrylic nails) cần được bảo quản đúng nhiệt độ yêu cầu của nhà sản xuất. Thông thường, mùa hè các chủ tiệm nail thường để bột hoặc liquid hay cả hai vào tủ lạnh. Ngược lại mùa đông cần để trong tủ sấy có nhiệt độ phù hợp.

Thao tác nhúng cọ vào lọ liquid phải khéo theo cách “nhúng cọ vào liquid, khi kéo lên nhớ vuốt phía sau, hoặc phía trước (tùy mỗi người) mặt cọ vào thành lọ”. Bí quyết ở đây là: nếu muốn lấy cục bột lớn thì khi nhúng cọ vào lọ liquid nhớ để liquid dư nhiều trong cọ để khi ấn vào lọ bột thật sâu sẽ lấy được cục bột to như ý.

Lấy bột chỉ lấy vừa đủ móng tay khách, không được quá ướt hay quá khô; thời gian kéo cục bột lên khi lấy bột làm không ít thợ băn khoăn: cách làm hay nhất là nhúng vào lọ bột, đếm 1,2,3 cho bột thấm đều liquid rồi kéo cục bột lên; khi đắp bột chú ý chúc đầu móng xuống, hạn chế bột tràn ra ngoài móng, làm tốt thao tác vuốt bột hai bên móng thẳng xuống phần đầu móng tay, dùng bụng cọ đè và dàn  bột khéo léo ra, đắp bột vào chỗ thiếu khi thấy cần. Dùng nước làm nhắn bền mặt móng.

+ Những điều không nên làm: Để có nhiều liquid dư trong cọ khi nhúng vào lọ liquid; lấy bột quá ướt sẽ không thể đắp  kịp do chảy lẹ; tránh lấy bột quá khô khi vuốt sẽ khó khăn nhiều, khó đều như ý; dàn bột quá chậm chạp; để bột tràn lên da tay khách; vuốt bột không đều làm bột không bao phủ trọn móng tay; không quét sạch phần bột dư dính vào da khách,…

Dũa hình thể móng sao cho đúng, làm khách ưng ý nhất ?

Dũa “Square Shape” (hình vuông): giũa cạnh móng bên hông thẳng ra + giũa thẳng ngang ở đầu phần cạnh móng để tạo hình vuông.

Dũa “Rounded Square Shape” (hình vuông góc tròn): thực hiện những bước đầu như trên, sau đó giũa hai góc cạnh móng tạo hình vuông góc tròn.

Dũa “Squoval” (nửa tròn nửa vuông): từ hình vuông góc tròn, khéo léo giũa hai góc cạnh tròn thêm vào phần đầu móng để có thể tạo hình nửa tròn nửa vuông, sao cho đầu móng vẫn thấy dạng hình vuông.

Dũa “Round Shape” (hình tròn): Từ hình squoval, cẩn thận giũa 2 góc cạnh tròn thêm đi vào tâm điểm của phần đầu móng, tạo hình tròn.

Dũa “Oval” (hình bầu dục): Từ hình tròn, chúng ta giũa 2 bên góc cạnh thêm đi vào tâm điểm của đầu móng để tại hình thể oval.

Dũa “Pointed Shape” (hình đầu nhọn): Từ hình Oval, chúng ta giũa hai bên của góc cạnh thêm hơn và đi vào tâm điểm phần đầu móng, tạo được hình đầu nhọn.

Kỹ thuật sơn móng

Khi sơn lớp sơn thứ 1, giữ ngón tay trụ cho vững, đặt cọ gần da cuticle, bè như cánh quạt, đẩy sát da, vuốt cọ thẳng xuống đầu móng. Cầm nghiêng móng của khách, quét dọc theo 2 bên cạnh móng, tiếp tục vuốt đều nước sơn trên móng, sơn cạnh cuối đầu móng. Không để sơn dính vào da tay khách.

Khi sơn lớp sơn thứ 2 (polish – second coat): làm giống như lớp 1, không được để thiếu sơn, sơn dính vào tay khách. Sơn lớp 3 (nếu cần). Chú ý sơn nhiều lớp mỏng sẽ bền, đẹp hơn một lớp dầy. Chỉ sơn lớp sơn phủ bóng (topcoat) khi bề mặt móng đã tương đối khô, tránh bị nhòe, hay vệt lằn trên bề mặt móng. Đảm bảo sơn thực sự khô khi để khách hàng ra về.

Sưu tầm